giang-son-dich

Giang sơn dịch

Tác giả: Lữ Hi Thần

Thể loại: cổ trang, ngược luyến, triều đình tranh đấu, 1×1, HE trong SE.

Nhân vật: Ân Hạo (Long Uyên) x Phượng Hoài Tương (Văn Thao)

Tình trạng bản gốc: hoàn

Tình trạng bản edit: Hoàn (21c) (02/10/2016)

Editor: Vân Du (vandu137.wordpress.com)

—————–

Văn án

Mấy ngàn năm qua, triều đại vẫn không ngừng thay đổi, thịnh rồi suy, suy rồi tận và rồi một triều đại mới lại được khai sinh, thiên hạ vì biến động mà phân chia, trải qua phân chia lại tái hợp.

Hà cửu tất phân, phân cửu tất hợp. (Chia lâu rồi hợp, hợp lâu rồi lại chia)

Bất luận là thiên hạ hay giang hồ đều không tránh khỏi.

Thành bại hết thảy không phải do thiên mệnh mà xuất phát từ nhân tâm, nhân tâm cũng chính là thiên đạo, tức là ý trời, nhân tâm ủng hộ hay phản đối đều có quan hệ mật thiết với sự tồn vong.

Có được nhân tâm thì triều đại thịnh thế, không thu phục được nhân tâm thì triều đại diệt vong, từ xưa đến nay đều như thế.

Vương triều Thiên Ân trải qua mười ba đời vua, vị hoàng đế thứ bảy khi đăng cơ lấy niên hiệu là Hưng Võ, dưới sự trợ giúp của hiền thần, giảm thuế má, đại xá thiên hạ, tạo phước cho bách tính, đồng thời sắc phong văn võ bá quan, bình định bốn phương. Thiên hạ khắp nơi vui mừng, cho rằng thời kỳ hưng thịnh lần thứ hai đã tới.

Đáng tiếc những đời vua sau bất tài vô năng. Đến đời của vị hoàng đế thứ mười thì vua và dân vì sống trong cảnh an nhàn đã lâu nên sợ khổ cực, hưởng thái bình mà quên đề phòng chiến tranh. Tổ tiên vất vả lắm mới giành được thiên hạ, trải qua mấy đời thì con cháu về sau từ từ lãng quên đi những gian khổ ban đầu, chẳng những không biết kế thừa di nguyện mà còn ỷ thế quyền cao chức trọng, đắc ý tự mãn, ngông cuồng kiêu ngạo, quên mất “Nhân tâm chính là thiên đạo”, tự cổ chí kim vẫn chưa từng thay đổi, lại cho rằng quyền hành mới chính là thiên đạo, xem đó như ý trời.

Bách tính kêu khổ thấu trời nhưng người ngồi trên ngôi cao lại không hề hay biết.

Thảm trạng cứ như vậy mà kéo dài cho tới đời vị hoàng đế thứ mười ba, năm đầu tiên đăng cơ liền cho tiến hành trị thủy, đắp đê ngăn lũ lụt. Tình hình có chút khởi sắc đáng tiếc thời gian tại vị không lâu, mười hai năm sau đã bệnh nặng qua đời. Trong triều nhất thời như rắn mất đầu, hoàng đế mới lên ngôi ham mê tửu sắc, mỗi ngày đều đắm chìm trong trụy lạc, dung túng gian thần, những người tận trung nếu không phải bị hãm hại thì cũng treo ấn từ quan, trời cao nhìn xuống cũng phẫn nộ, triều đình khi đó vô cùng bại hoại lung lay.

Dân chúng lâm vào cảnh đói khát, xương cốt phơi đầy đường, cảnh tượng này lại diễn ra ngay dưới chân thiên tử tại Bắc đô thành, vậy mới thấy vương triều đã suy bại đến mức độ nào.

Triều đình lung lạc, người dân khổ sở điêu linh. Thời thế đã đi đến cực hạn, không biết từ lúc nào mà dân gian lưu truyền bài ca dao.

“Phong yên tương liên cửu nguyệt thiên

Hỏa liệu triêu dã chiến loạn khởi

Tứ quận vấn đỉnh dương tinh kỳ,

Phương viên cửu châu tại nhân tâm

Phượng hiển long tiềm loạn thế hưng

Thừa tiên khải hậu cứu lê dân

Thiên mệnh ký định chân long lập

Ân trạch nghiễm phi sang thái bình.”

(Chín tháng trời binh đao khói lửa, báo hiệu một hồi vua dân nội loạn. Bốn phương dòm ngó ngôi vị, bình định sơn hà phải dựa vào nhân tâm. Thời buổi loạn thế, rồng biệt tăm, phượng hoàng lại xuất hiện. Kế thừa vương triều, sửa đổi cải cách cứu lê dân. Ý trời đã chỉ định ngôi thiên tử, thuận theo thiên mệnh mới mong được thái bình.)

Không biết trùng hợp hay do thiên mệnh, tám chữ cái đầu có thể hợp thành “Phong hỏa tứ phương, phượng thừa thiên ân”. (Gió lửa bốn phương, họ Phượng sẽ kế nghiệp Thiên Ân triều)

Người dân càng lâm vào cảnh thống khổ thì lại càng tin tưởng vào câu nói trên, bài ca được lan truyền rộng rãi, không bao lâu đã vào đến triều đình, tới tai thiên tử, quần thần càng thêm chia rẽ, nghi kỵ mãnh liệt, mở ra điềm báo một hồi phong ba loạn khởi…

Thời thế đã tận, không ai có thể ngăn cản được cơn sóng dữ, không một ai…

————

Link: https://vandu137.wordpress.com/2016/05/14/giang-son-dich/

 

 

giang-son-dich

More Reading

Post navigation

Leave a Comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *